Nội dung nghiên cứu 10 (WP10): Cải thiện tính minh bạch và lợi ích của thông tin liên quan đến thương mại
Điều phối: Tổ chức Lương – Nông Liên hiệp Quốc (FAO)
Mục tiêu:
- Đánh giá thông tin không tương đồng liên quan đến giá trị thương mại của những đối tượng khác nhau hoạt động trong các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và hàm ý đến sự tiếp cận thị trường (ví dụ: liên quan đến an toàn thực phẩm, thỏa thuận thương mại, chứng nhận và các vấn đề nhãn hiệu …).
- Tiến hành đào tạo và xây dựng năng lực nhằm vào những đối tượng hoạt động có liên quan GVC để phát triển kiến thức thực tế và các chính sách liên quan từ các dữ liệu có sẵn với quan điểm cải thiện sự tiếp cận thị trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).
Mô tả công việc và vai trò của các bên tham gia:
Tham gia vào thương mại quốc tế đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu của thị trường đối với các khía cạnh của an toàn thực phẩm, hiệp định thương mại, chứng nhận và các yêu cầu về nhãn hiệu. Những thay đổi đáng kể tùy thuộc vào xuất xứ quốc gia, loại cá / tôm, cua, sò, hến…và nguồn gốc của sản phẩm (nuôi trồng thủy sản). Ví dụ: có những hướng dẫn và chỉ tiêu được EU thông qua, nhưng phần lớn các nhà bán lẻ ở EU có yêu cầu những tiêu chí của riêng và có nhiều cơ quan đã cung cấp các chứng nhận cho họ. Những yêu cầu sự minh bạch và có thể truy suất lại đối với các đối tượng họat động trong chuỗi sản xuất thức ăn khác nhau, ví dụ như các nhà sản xuất giống, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân, người vận chuyển, chế biến, kinh doanh. FAO đang cố gắng cho ra các ấn phẩm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, nhưng đó cũng là vấn đề cần thiết để đánh giá khả năng tiếp cận thông tin và nghiên cứu tác động đến sự tiếp cận thị trường.
T10.1 Xem xét thông tin & công nghệ truyền thông (ICT) và hệ thống thông tin thị trường hiện tại/tương lai (MIS). Đối với các chuỗi thức ăn chính (T5.1) cung cấp thông tin tổng quan và phân tích rõ về vai trò của ICT và MIS như là yếu tố cản trở/ hoặc hỗ trợ gia nhập thị trường (các tiêu chuẩn/chứng nhận, các quy định thương mại các chỉ số xu hướng hàng hóa,…). Mục tiêu và cơ hội cho ICT & MIS là để nâng cao hiểu biết về động thái thị trường, đặc biệt trong suốt quá trình phân phối tiềm ẩn có những thông tin đầy đủ và cân xứng (không rõ ràng). Điều này bao gồm dữ liệu chất lượng hơn để giúp giảm bớt các hạn chế của số liệu thống kê tổng hợp (thường có mức độ thiếu hụt thông tin vi mô cho các phân khúc thị trường cho một số nhà sản xuất có thể phục vụ tốt nhất). Hoạt động sẽ kết hợp phân tích nhu cầu của các bên liên quan của GVC và các nhóm lợi ích tương quan, với sự quan tâm đặc biệt đến các MSME. Phương pháp chung: tổng quan tài liệu từ các số liệu thứ cấp, trong các cuộc điều tra các đối tượng cung cấp thông tin quan trọng và các tổng quan các hệ thống để đánh giá loại, hình thức, chất lượng, phù hợp, chồng chéo/dự phòng và khả năng tiếp cận người dùng.
T10.2 Đánh giá những điểm quan trọng và các kênh thông tin liên quan cho các tiêu chuẩn thực phẩm cho các nhóm tiêu dùng cuối trong dịch vụ về thực phẩm của EU và các người bán lẻ và nhận thức của họ về giá trị gia tăng. Xác định các giai đoạn quan trọng để xác định đối thoại trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và bán lẻ. Dựa vào các mục tiêu chiến lược nội bộ, đánh giá tiềm năng thỏa hiệp giữa các tiêu chuẩn được thành lập và những tiêu chuẩn của các tổ chức khác. Các cuộc phỏng vấn với người mua chính sẽ đưa ra những nhận thức của giá trị gia tăng cho các sản phẩm đang hướng tới tiêu chuẩn quyết định.
T10.3 Sự cải thiện khả năng sử dụng ICT/MIS nhằm vào người dùng cuối cùng, đặc biệt là các MSME. Hệ thống thích hợp được xác định và phát triển khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu người dùng cuối cùng (T10.1 và T10.2) ví dụ: huấn luyện trực tiếp thông qua các hội thảo khu vực, các cơ sở đào tạo có liên quan của quốc gia (đào tạo người huấn luyện) và phương pháp đào tạo từ xa và quy trình cố vấn điện tử. Lựa chọn hoạt động đào tạo cụ thể phụ thuộc vào các hoạt động ưu tiên (ví dụ như loài, nước, các nhóm hoạt động, quy mô của doanh nghiệp). Điều này sẽ bao gồm không chỉ các nước đối tác, mà còn các nước khác trong khu vực đang nuôi bốn loài chính trong dự án. Đối tác EU, đối tác các quốc gia châu Á cũng như các đối tượng phụ liên với các kỹ năng cần thiết sẽ được tham gia.
T10.4 Phát triển và tích hợp cổng thông tin điện tử để phổ biến/ tư vấn khả năng tiếp cận dữ liệu với mục tiêu là nhu cầu chiến lược của các đối tượng thụ hưởng trong GVC (T10.1) cũng như bao gồm các kiến nghị của dự án, đối tác quan trọng và các ấn phẩm phụ khác trong lĩnh vực này. Dự án làm nền tảng để xây dựng trang web/wiki liên kết và hội nhập các trang thông tin điện tử đối tác (ví dụ như FAO, SCA, InfoFish) và xác định các trang web chính bên ngoài để đảm bảo có tác động rộng rãi và bền vững. Hoạt động này sẽ được tích hợp chặt chẽ với WP12 (phổ biến/tuyên truyền).
Kế hoạch thực hiện
D10.1 (tháng 10) Báo cáo tổng quan về các tiện ích ICT/ MIS cho các mục tiêu GVC người sử dụng và kiến nghị để cải thiện/ tiếp cận thông tin hữu ích dựa trên trang web.
D10.2 (tháng 10) Báo cáo về các điểm quan trọng và các kênh truyền thông cho các tiêu chuẩn của người tiêu dùng cuối cùng.
D10.3 (tháng 36) Báo cáo về phương pháp xây dựng năng lực ICT/MIS và kết quả cho người tiêu dung cuối cùng.
D10.4 (tháng 36) Web/cổng thông tin kết hợp được thực hiện để được tư vấn cải thiện khả năng tiếp cận dữ liệu cho người tiêu dùng cuối cùng.