Trên thế giới, tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các ngành thương mại liên quan đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua do tăng dân số, kinh tế phát triển và sự thay đổi thói quen ăn uống. Ngày nay, các sản phẩm thủy sản được giao dịch trên thế giới chiếm trên 50% từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển. EU là nhà nhập khẩu lớn nhất khu vực chiếm trên 30% sản lượng thủy sản được giao dịch trong năm 2008.
Sự đóng góp sản lượng của nghề nuôi trồng thủy sản vào thị trường có chiều hướng tăng, khoảng một nửa sản phẩm thủy sản là có nguồn gốc từ nghề nuôi. Hầu hết sản phẩm này xuất phát từ vùng nuôi nước ngọt và nước lợ, vùng đầm phá của Nam Á và Đông Nam Á. Bốn loài chủ chốt đang được phát triển nuôi là cá da trơn (Pangansaiidae), cá rô phi, tôm sú và tôm càng xanh. Tỷ lệ phát triển và mức độ thâm canh của một số các hệ thống này tại các khu vực trên mang tính tự phát và không theo một quy luật nào, dẫn đến việc nghiên cứu các liên quan tới sự bền vững của hệ thống này là rất cần thiết.
Chính sách hiện tại của EU là hỗ trợ thương mại quốc tế giữa châu Á và châu Âu tập trung vào vấn đề an toàn thực phẩm như các biện pháp về chất lượng, phát triển thị trường theo các tiêu chuẩn và nguồn gốc rỏ ràng gắn với môi trường và xã hội. Dự án này đề xuất – thiết lập một khuôn khổ dựa trên bằng chứng cụ thể để hỗ trợ các cuộc đối thoại của các bên liên quan trong hiện tại và tương lai được tổ chức bởi một đối tác (trọng tài) thứ ba. Điều này sẽ góp phần làm hài hòa các tiêu chuẩn, giúp người tiêu dùng nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến tính bền vững và an toàn của những sản phẩm thủy sản đang được sử dụng.
Chỉ số thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản mang tính đạo đức/nhân văn (EAFI), một biện pháp toàn diện về chất lượng của phát triển bền vững để hỗ trợ người tiêu dùng, sẽ được dựa trên nghiên cứu chi tiết tập trung vào đánh giá chuổi sản xuất (LCA) của các quá trình hiện hành. Điều này, kết hợp với với phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và hệ thống, sẽ đảm bảo sản phẩm thủy sản tốt đến người tiêu dùng, phù hợp với phân tích từ các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững và tư duy hệ thống. Các công ty có hoạt động kinh doanh cực nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) có trụ sở tại Liên minh châu Âu sẽ tham gia vào dự án này, đặc biệt là trong họat động nghiên cứu, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của họ.