Đối tác thực hiện dự án: Khoa Thủy Sản (CAF), Trường Đại học Cần Thơ (CTU), Việt Nam.
Website: https://caf.ctu.edu.vn
Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) được thành lập vào năm 1966, là một trường đại học đa ngành và là một trong 12 trường đại học lớn và uy tín nhất tại Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Đại học Cần Thơ đang là đào tạo các bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sỹ, tiến hành nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long. Sau hơn 40 năm phát triển, Đại học Cần Thơ đã được công nhận là một trong các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản/nghề cá. Đại học Cần Thơ có 12 khoa, hơn 1.500 giảng viên – cán bộ và 30.000 sinh viên.
Khoa Thủy Sản (KTS) – Đại học Cần Thơ được thành lập vào năm 1976. KTS có 45 cán bộ giảng dạy và trên 65 nghiên cứu viên (trong đó có 19 tiến sĩ và 20 nghiên cứu sinh), và đã tham gia vào nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề cá, đặc biệt là đối với ĐBSCL. Khoa Thủy Sản nghiên cứu tập trung về sinh sản, dinh dưỡng, sinh lý, bệnh học, kỹ thuật nuôi các loài có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loài bản địa như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cua biển (Scylla spp.), Tôm biển (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Khoa Thủy Sản đã và đang phát triển thêm ngành công nghệ sinh học, sinh lý học, dinh dưỡng, bệnh học và các phòng thí nghiệm an toàn thực phẩm. Trong năm năm qua, KTS đã tiến hành hơn 70 dự án nghiên cứu khác nhau, trong đó 15 nghiên cứu được quốc tế tài trợ. KTS đã thực hiện 5 INCO-DEV (EC) dự án, trong đó có 2 dự án được hoàn thành, 2 dự án hiện tại và 1 dự án hoàn thành giai đoạn 1.
Công việc của dự án: KTS-ĐHCT sẽ thực hiện tất cả 12 gói công việc, và sẽ chịu trách nhiệm cho các nghiên cứu có liên quan được tiến hành tại Việt Nam.
Nhân sự chính
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương: là chủ nhiệm dự án SEAT tại KTS. Ông đã tham gia vào lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu trong hơn 20 năm qua. Nghiên cứu của ông tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất giống giáp xác và các hệ thống canh tác và dinh dưỡng động vật thủy sản. Ông đã từng chủ nhiệm một số dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong 5 năm qua, ông đã tập trung nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và dinh dưỡng cho cá da trơn và thức ăn thủy sản. Ông có cũng có nhiều kinh nghiệm trong các dự án nghiên cứu quốc tế hàng đầu.
Tiến sĩ Võ Nam Sơn: Có các nghiên cứu liên quan đến môi trường nước và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, thuộc các dự án WES, JIRCAS, SAREC và đề tài cấp bộ.
Mr. Đào Minh Hải: Kỹ sư Bệnh học Thủy sản (CAF – Đại học Cần Thơ), chuyên gia về sản xuất giống và nuôi cá chẽm (Lates calcarifer), từng tham gia dự án biến đổi khí hậu trên cá da trơn và nuôi tôm.
Mr. Phan Thanh Lâm: Thạc sĩ Quản lý Thủy sản quốc tế tại Đại học Tromso trong năm 2006, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phân tích kinh tế – xã hội, từng tham gia dự án BMP, được tài trợ bởi chính phủ Úc (2008-2010) và Bỉ (2008-2010).
Tiến sĩ Trương Hoàng Minh: là một chuyên gia nuôi trồng thủy sản với 15 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sinh, đặc biệt là trong quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) và 3 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản.
Mr. Trần Minh Phú: Điều phối viên AIPs tại Việt Nam, thạc sĩ phát triển ven biển bền vững, nuôi trồng thủy sản từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, có kinh nghiệm trong nghiên cứu về ô nhiễm dinh dưỡng và hóa chất của nghề nuôi cá tra, tham gia nghiên cứu với một số dự án được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR), Bỉ và Việt Nam, và SFP.
Mr. Nguyễn Thế Diễn: Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản (CAF – Đại học Cần Thơ), có kinh nghiệm thực tế khảo sát Nuôi trồng Thủy sản từ các dự án của địa phương và quốc tế.