Nội dung nghiên cứu 11 (WP11): Phát triển chính sách
Điều phối: Trung tâm Khoa học Môi trường, Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản (CEFAS)
Mục tiêu:
- Cung cấp các giải thích và hướng dẫn các quy tắc cho cơ quan quản lý và xuất khẩu ở các nước châu Á tham gia dự án dựa vào các nguyên tắc đa dạng và phức hợp được đưa ra từ sự kết hợp của nhiều nguyên tác cụ thể trong lĩnh vực thủy sản của các nước châu Âu đó là “gói tiêu chuẩn vệ sinh” mới của EU.
- Các nhà chức trách ở các nước châu Á tham gia dự án, Ủy ban châu Âu và các Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) sẽ tóm lược mục đích thực tế và tiến độ thực hiện của dự án SEAT.
- Chính sách cụ thể và hướng dẫn sẽ được cung cấp cho các nước châu Á tham gia thực hiện dựa án để tiến hành bộ tiêu chuẩn EAFI (WP8) cấp độ quốc gia.
Mô tả công việc và vai trò của các bên tham gia:
T11.1 Cung cấp hướng dẫn về gói vệ tiêu chuẩn sinh mới của EU quy định. Do tính yêu cầu cao về tính kỹ thuật và các chi phí liên quan (điều này có thể gây ra những thách thức nghiêm trọng cho các nhà xuất khẩu châu Á, ngành công nghiệp và chính phủ trong thời gian tới). Điều này sẽ được thực hiện thông qua các cuộc họp trực tiếp với các cơ quan quản lý và xuất khẩu tại các nước châu Á có tham gia dự án. Những kết quả nghiên cứu từ WP10 để hỗ trợ trong việc đưa ra bảng hướng dẫn theo các tiêu chí trên.
T11.2 Khởi động và cuộc họp giữa kỳ với nhà chức trách ở các nước châu Á tham gia dự án, Ủy ban châu Âu và các Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) để giải thích các khái niệm và tiến độ phát triển hình thành một bộ EAFI. Đặc biệt, sự tiếp nhận phản hồi của các bên liên quan chủ yếu về chính sách, để thấy được những lợi thế thương mại, người tiêu dùng và chính sách của sự phát triển của một bộ EAFI (ở các nước châu Á xuất khẩu sản phẩm nuôi trồng thủy sản sang EU).
T11.3 Hình thành hướng dẫn bằng văn bản về việc phát triển và phạm vi của chính sách quốc gia về việc thực hiện các EAFI ở các nước châu Á – trong đó các giá trị liên quan đến sản xuất lương thực, chế biến và tiếp thị phải minh bạch, dựa trên đầy đủ các cơ sở và bằng chứng trung lập và kết quả của đàm phán của các bên tham gia
T11.4 Cung cấp tư vấn và hướng dẫn cụ thể cho các các chuyên gia quốc gia và các nhóm chính sách nuôi trồng thủy sản trong các công việc của các chính phủ ở các nước châu Á tham gia dự án và Ủy ban châu Âu, chính sách quốc gia và quốc tế (và xây dựng dự luật) cần cho việc thực hiện của EAFI. Điều này sẽ được thực hiện thông qua một loạt các bài trình bày về khái niệm (T12.1) và phương tiện để thực hiện tại các cuộc họp với đại diện của các cơ quan có thẩm quyền của các nước, cá nhân liên quan (điều này sẽ được thực hiện bởi các đối tác 1, 2, 6, 8 và 11), và với các quan chức thích hợp của Ủy ban châu Âu (sẽ được thực hiện bởi đối tác 1,2,6 và 13)
Kế hoạch thực hiện
D11.1 (tháng 10) Báo cáo về các công việc được thực hiện để cung cấp hướng dẫn cho các nước châu Á tham gia vào dự án về ‘gói tiêu chuẩn vệ sinh’ mới của EU quy định, với một đánh giá kết quả mong đợi.
D11.2 (tháng 26) Báo cáo về các cuộc họp khởi động và dự án giữa tổ chức có thẩm quyền của các nước Châu Á, để cung cấp các tóm tắt và giải thích các khái niệm và tiến độ hình thàng và phát triển của một bộ EAFI, với một đánh giá về kết quả mong đợi.
D11.3 (tháng 40) Văn bản hướng dẫn chung về việc phát triển và phạm vi của chính sách quốc gia về việc thực hiện các chỉ số mang tính đạo đức/nhân văn của thực phẩm (EAFI) ở các nước châu Á.
D 11,4 (tháng 46) Báo cáo của cuộc họp và tham vấn được tổ chức để giải thích các khái niệm EAFI và phương tiện thực hiện.
D11.5 (tháng 48) Kiến nghị với Ủy ban châu Âu công nhận và ứng dụng của EAFI cho các sản phẩm nuôi trồng thủy sản của các nước châu Á dành cho xuất khẩu sang EU