Nội dung nghiên cứu 2 (WP2): Giới hạn và tổng quan các hệ thống sản xuất

Điều phối: Đại học Stirling (UoS )

Mục tiêu:

  1. Tổng quan các hệ thống sản xuất và thị trường một cách toàn diện. Bước đầu xác định tất cả các đối tượng thụ hưởng và các nghiên cứu cụ thể cho các vùng nghiên cứu (khối công việc (WP) 9). Những họat động này và các hoạt động sơ khởi của các WP khác (T4.1, T5.1, T5.2, T6.1, T7.1, T8.1, T10.1) được tổng hợp trong báo cáo của hội thảo hiện trạng các hệ thống sản xuất (SoS) trong tháng 12.
  2. Mục tiêu và phạm vi của phân tích LCA là làm rõ sự liên quan để đạt được sự đánh giá tính bền vững.

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T2.1 Phân tích hệ thống ở cấp độ trang trại:  Thu thập, tổng hợp và đánh giá các dữ liệu có sẵn của các yếu tố đầu vào như môi trường, sinh kế, hệ thống sản xuất, thuốc/ hóa chất.  Nghiên cứu các loài / quốc gia chính bằng cách sử dụng các kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn (RRA).

T2.2 Phân tích hệ thống ở cấp độ khu vực/ quốc tế. Thu thập, tổng hợp và đánh giá các dữ liệu có sẵn trên thị trường/ chuỗi giá trị (chế biến, cung cấp và phân phối), quản trị, chính sách, hệ thống quy tắc, dán nhãn và chương trình chứng nhận cho các loài /quốc gia. Sự xác định các thực hành tốt nhất ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị, bản đồ tài nguyên và không ảnh.

T2.3 Phân tích các đối tượng thụ hưởng.  Sự cần thiết và phân tích thể chế cho các bên liên quan bao gồm các đối tượng: sản xuất, siêu thị, các tiêu chuẩn của các bên liên quan thứ sơ cấp, thứ cấp và đối tượng thứ 3, các đối tượng đầu tư mang tính đạo đức/nhân văn, các tổ chức phát triển, các nhà hoạch định chính sách.

T2.4 Mục tiêu và phạm vi thiết lập của LCA.  Mô tả định tính của các vấn đề về vòng đời sản phẩm thủy sản bao gồm dòng chất thải.  Lợi ích của sản phẩm và của các bên liên quan được LCA xác định.  Kiểm tra chất lượng và sự sẵn có của các bộ dữ liệu LCA và phân tích chi phí – lợi nhuận.

T2.5 Sức khỏe cộng đồng và sự đánh giá các rủi ro gây ô nhiễm tại khâu sản xuất ban đầu và các khâu chế biến tiếp theo.  Đánh giá hiện trạng ban đầu của các hệ thống nuôi cá, tôm được chọn bao gồm đánh giá các mối nguy của sự nhiễm vi sinh vật,  hóa chất, cấp tính và mạn tính) từ các nguồn cung cấp thức ăn, dược phẩm đầu vào, nông nghiệp xung quanh, chăn nuôi, công nghiệp, và khu định cư.  Kết hợp phân tích không ảnh với các yếu tố về xã hội.

T2.6 Tổng hợp/ xem xét các tiêu chuẩn/phương pháp tích trong kiểm tra an toàn thực phẩm của các phòng thí nghiệm.
Đối tác châu Á sẽ lựa chọn hàng hóa, thu thập thông tin về tiêu chuẩn hiện hành được sử dụng để kiểm tra an toàn thực phẩm và phân tích trong phòng thí nghiệm các chất gây ô nhiễm trong sản xuất hàng xuất khẩu, dữ liệu từ cơ quan quốc gia liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, đại diện các tổ chức sản xuất và chế biến cũng như các phòng thí nghiệm.  Các tiêu chuẩn này sẽ được đánh giá dựa trên các yêu cầu theo bộ quy định dinh dưỡng (Codex Alimentarious) và Tổng cục Y tế – Ủy ban châu Âu và Bảo vệ người tiêu dùng (SANCO), dành cho người sản xuất và xuất khẩu cá – tôm.

T2.7 Tổng quan các cấu trúc chính sách hiện hành và cơ chế hoạt động ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế đang điều hành thương mại giữa các nước EU và Châu Âu liên quan đến sản xuất thủy sản.  Bao gồm chính sách hiện tại và tiềm năng về thỏa thuận thương mại, tự nguyện của các cá thể / tiêu chuẩn về chất lượng, đóng gói và chế biến, ghi nhãn sinh thái, các vấn đề phúc lợi/quyền động vật.

T2.8 Thiết lập hệ thống và phạm vi:  Áp dụng các chẩn đoán hệ thống quan trọng (CSH) để xác định ranh giới hệ thống và biểu đồ dòng chảy của các vật liệu và năng lượng có thể được xác định cho LCA các ranh giới về sinh kế, thị trường và hệ thống các nguyên tắc.  Vấn đề khó khăn được nêu ra, ví dụ như việc sử dụng nước của nhiều đối tượng/ đầu vào từ sản xuất tới lúc phế thải (khi bỏ) đi hoặc từ lúc sản xuất tới lúc xuất xưởng?

T2.9 Mục mục đích của việc lấy mẫu của các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa (MSME) và theo nhận thức của địa phương về việc thực hành tốt nhất cho các nghiên cứu cụ thể và hoạt động của giai đoạn nghiên cứu WP9.

T2.10 Hội thảo hiện trạng của hệ thống (SoS) được tiến hành ở mỗi nước, rà soát, tổng hợp kết quả của phân tích hệ thống.  Nghiên cứu các họat động cụ thể trên các hệ thống nuôi/ quốc gia cụ thể và các đối tượng liên quan quan trọng cho nghiên cứu.

Kế hoạch thực hiện:

D2.1 (tháng 12) Báo cáo hiện trạng hệ thống nuôi (SoS) bằng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng địa phương, tổng kết các phân tích hệ thống và phạm vi kết quả đạt được tại mỗi quốc gia.

D2.2 (tháng 10) Báo cáo các cấu trúc chính sách của EU và châu Á liên quan đến thương mại sản phẩm thủy sản.

D2.3 (tháng 12) Báo cáo tình hình sức khỏe công cộng và nguy cơ gây ô nhiễm; các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm và phân tích trong phòng thí nghiệm (bao gồm đề xuất cải thiện an toàn thực phẩm và phòng thí nghiệm trong phân tích các tiêu chuẩn sau các cuộc thảo luận với người sử dụng sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả các chất gây ô nhiễm mới xuất hiện chưa được đưa vào tiêu chuẩn hiện tại).

Kết quả nghiên cứu 2 (WP2)

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247