Nội dung nghiên cứu 9 (WP9): Nâng cao giá trị thực phẩm

Điều phối: Đại học Stirling (UoS )

Mục tiêu:

  1. Giá trị tổng quan và tính bền vững của các hệ thống sản xuất thực phẩm của các MSME sẽ tăng lên thông qua các hoạt động nghiên cứu chiến lược dựa trên kết quả của các gói công việc khác.
  2. Sự đóng góp của các kết quả nghiên cứu chuyên đề có liên quan (LCA, nguy cơ gây ô nhiễm, y tế công cộng, các mô hình môi trường, kinh tế – xã hội) để cơ sở hiểu biết được đệ trình trong chương trình cấp giấy chứng nhận. Lặp lại sự thích ứng, tinh giản và nếu cần thiết đơn giản hóa kết quả tạo điều kiện cho việc ứng dụng dễ dàng.
  3. Trong ảnh hưởng của quá trình phát triển tiêu chuẩn, thông qua các đối thoại WWF như đã nói sẽ đưa ra vai trò của các công cụ dự án bao gồm các chỉ số EAFI, thông qua sự giám sát các tác động trong khuôn khổ của các chương trình tiêu chuẩn cho tôm, cá rô phi và cá tra.

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T9.1 Hội thảo MSME đầu tiên các bên liên quan để xem xét báo cáo sơ cấp, nghiên cứu và phát triển của dự án/ kinh nghiệm và các khó khăn của nghiên cứu. Việc chọn đối tượng tham gia dựa trên tham vấn các đối tượng thụ hưởng có liên quan (T2.3, T8.7), xem xét các chuỗi giá trị (T5.1) và sự kiểm tra của đối tác khác như FAO, InfoFish và Seafood Choice Alliance. Các đối tác châu Á bao gồm các nhà sản xuất vừa và nhỏ, nhà chế biến, nhà cung cấp dịch vụ từ đầu đến cuối và nhà quản lý. Các đối tác tham gia của châu Âu có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật như sức khỏe, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ môi trường, thông tin và truyền thông (ICT), hệ thống thông tin thị trường (MIS) (WP10). Quá trình tham vấn sẽ kết hợp với “Life Cycle Thinking” (LCT) – một công cụ phân tích vòng sản xuất định tính không yêu cầu phân tích dữ liệu như một LCA đầy đủ. Điều này sẽ tiếp tục đóng góp để tích hợp các phương pháp chu kỳ sản xuất (ví dụ như LCA-WP3, LCC-WP5). Công cụ này sử dụng để phát triển các biện pháp đơn giản để giảm tác động môi trường, xã hội hoặc sức khỏe, ví dụ như giảm bao bì, nguyên liệu tái chế, nâng cao hiệu quả sản xuất, ứng dụng của hệ thống hỗ trợ quyết định và các công cụ chẩn đoán các chất gây ô nhiễm (WP7 và WP4), truy xuất nguồn gốc sản phẩm và can thiệp y tế công cộng (WP6).

T9.2 Sự thương lượng của nhóm sở hữu trí tuệ (IP) để có sự đồng ý được sử dụng sản phẩm của họ nhằm hổ trợ cho các hoạt động nghiên cứu đã được xác định. Quá trình tham vấn với các MSME và các đối tác có liên quan được thực hiện bởi UoS và có xem xét đến tính đặc thù của các quốc gia, pháp luật, quy tắc, sự nhạy cảm của tính văn hóa.

T9.3 Khởi động quá trình nghiên cứu. Kết nạp các đối tác MSME có liên quan và sửa đổi thiết kế để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu hành động (T9.1).  Kiểm tra sự thay đổi và đánh giá kết quả với sự tham dự của các đối tác thông qua việc theo dõi tác động (PIM), quan sát trực tiếp và phỏng vấn.  Một hoặc hai chu kỳ lặp lại có thể chấp nhận được trong khuôn khổ dự án.

T9.4 Hội thảo các nghiên cứu chuyển tiếp sau 6 tháng của nghiên cứu đầu tiên (AS). Chia sẻ kinh nghiệm, thành công, thất bại để hỗ trợ các giai đoạn lặp lại tiếp theo. Mỗi đối tác dự án cung cấp đoạn băng video của nghiên cứu đầu tiên. Kết quả đầu ra được sử dụng tăng cường cho lần lặp lại của nghiên cứu tiếp theo có liên quan.
T9.5 Sự xem xét và đánh giá của LCA và các công cụ ra quyết định của dự án khác thông qua các đối tượng thụ hưởng có liên quan. thông qua các đối thọai của nhiều đối tượng thụ hưởng có liên quan cho tất cả các sản phẩm hàng hóa nuôi trồng thủy sản, đánh giá ở toàn bộ cấp độ (người sản xuất, bán buôn, bán lẻ, chính phủ,…) tiềm ẩn bao gồm các kết quả của dự án và các tiêu chuẩn. Điều chỉnh LCA và các công cụ ra quyết định khác để phản ánh các ý kiến phản hồi của các đối tượng thụ hưởng có liên quan.

T9.6 Quá trình đánh giá tiêu chuẩn / kết quả đối với ma trận tiếp cận tiêu chuẩn đạo đức (Ethical matrix approach) (EMA) và EAFI (WP8).  So sánh EMA / EAFI với các phương pháp tiếp cận hiện đang được sử dụng về chi phí / lợi ích, sự đúng đắn, và thân thiện với người dùng trong hoàn cảnh các bên liên quan tại châu Á.  Qua phỏng vấn các bên liên quan và khảo sát Delphi, đánh giá chi phí và lợi ích của việc tuân thủ chương trình khác nhau của cách tiếp cận khác nhau được xác nhận trên các loài cụ thể thông qua thảo luận hai chiều với dự án. Kết quả được đánh giá lặp lại và điều chỉnh công cụ của đạo đức (WP8) và chính sách phát triển (WP11) đồng thời tăng tính hữu dụng về kết quả của dự án và hướng tới một thị trường có chương trình cấp chứng nhận. Họat động chuyên sâu trên diễn đàn với phạm vi nhất định phản ánh các hoạt động đánh giá rộng hơn, khác nhau và độc lập; T8.11.

Kế hoạch thực hiện:

D9.1 (tháng 24) Hội thảo báo cáo mô tả chương trình nghiên cứu có sự tham gia của các đối tác liên quan D9.1 (tháng 36) Báo cáo về kết quả hội thảo các họat động nghiên cứu sơ bộ

D9.2 (tháng 42) Các báo cáo đơn lẻ về kết quả hoạt động nghiên cứu được thực hiện bởi các đối tác của WP.

D9.3 (tháng 44) Báo cáo tổng hợp về kết quả nghiên cứu (UoS).

D9.4 (tháng 42) Báo cáo tham vấn của 6 đối tác liên quan cùng các cuộc đối thoại với WWF (hai cho tôm, cá rô phi và cá tra) để kiểm tra khả năng đưa ra LCA và công cụ quyết định khác trong chương trình chứng nhận của nhiều bên liên quan.

D9.5 (tháng 42) Báo cáo: các khuyến cáo cho điều chỉnh của LCA, các mô hình khác, công cụ quyết định đến người sử dụng cho nhóm đối tượng xác định.

D9.6 (tháng 42) Báo cáo: các khuyến cáo để điều chỉnh các công cụ mang tính đạo đức và EAFI

D9.10 (tháng 42) Báo cáo nhu cầu am hiểu ​​và cơ chế để đạt được giao tiếp hiệu quả với những người sử dụng cuối của các EAFI.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247