Nội dung nghiên cứu 6 (WP6): An toàn thực phẩm

Điều phối: Đại học Copenhagen (UCPH )

Mục tiêu:

  1. Sự an toàn của sản phẩm nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị; và sức khỏe của người nuôi cũng được bảo vệ bởi: sự cải thiện an toàn thực phẩm và sự kiểm soát các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm và các nguy cơ tác động tới sức khỏe nghề nghiệp.

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T6.1 Xác định các đặc điểm của mối nguy chính về an toàn thực phẩm: xuất hiện từ đánh giá ban đầu các hệ thống nuôi (WP2) cũng như phân tích chuỗi sản xuất (WP3), mô hình môi trường (WP4) và đánh giá các rủi ro gây ô nhiễm (WP7), các nguy cơ chính tác động đến sự an toàn thực phẩm và hàng hoá sẽ được xác định (tác nhân gây bệnh của con người như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, dư lượng kháng sinh / chất khử trùng / kim loại nặng và các hợp chất hữu khó phân hủy liên quan đến các hoạt động nông nghiệp, môi trường đô thị và công nghiệp). Mô tả các tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm của con người. Các nguy cơ chính ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được dựa vào các số liệu từ các mẫu phân tích, các tài liệu liên quan, các số liệu lưu lại từ các sản phẩm tôm/ cá nhập khẩu của các nước châu Âu (từ các cơ quan an toàn thực phẩm có trách nhiệm trong việc xuất khẩu và các nước nhập khẩu, tức là Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) và FAO. Các đối tác châu Á sẽ chịu trách nhiệm cho việc thu thập dữ liệu quốc gia. Các đề xuất về làm thế nào để ngăn chặn và kiểm soát các mối nguy hiểm chính đến an tòan thực phẩm sẽ được xác định.

T6.2: Các nghiên cứu cụ thể về vi khuẩn Salmonella và các động vật kí sinh lây nhiễm từ đối tượng nuôi đến người tiêu thụ: vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường ruột trong nhiều thập kỷ là một tác nhân nguy hại chính từ sản xuất từ ​​nuôi trồng thủy sản (Dalsgaard, 1998); các động vật có nguồn gốc thủy sản, các ký sinh như sán lá (Clonorchis sinensis, Opistorchis viverrini, và sán lá ruột), tác động lên gan và đường ruột ở người, là những tác nhân gây bệnh phổ biến trong cá và con người ở Trung Quốc, Thái Lan, và Việt Nam (Dung et. al., 2007; Chai et. al., 2005). Trường hợp con người bị nhiễm sán lá cũng đang diễn ra ở châu Âu và Mỹ sau khi tiêu thụ cá bị nhiễm bệnh nhập khẩu, và các ký sinh trùng đang gây nên các bệnh lây nhiễm trực tiếp liên quan đến sự gia tăng thương mại các sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
Sự hiện diện và các nguy cơ của Salmonella sẽ được đánh giá trong sản phẩm tôm (Bangladesh và Việt Nam) và cá tra (Việt Nam) với mẫu tôm/ cá và các sản phẩm được thu từ ao nuôi cho tới sản phẩm cuối cùng. Số liệu tại hiện có về sự xuất hiện của các ký sinh trùng (cung cấp bởi dự án FIBOZOPA; www.fibozopa.ria1.org nơi mà đối tác UCPH chịu trách nhiệm) sẽ được sử dụng để chuẩn bị và xây dựng các chương trình phòng, chống, kiểm soát rủi ro giảm thiểu sự lây nhiễm của cá tra Việt Nam (nếu có). Xây dựng trên dữ liệu thu thập được trong các nhiệm vụ T2.5 và T6.1, và bất kỳ dữ liệu cần thiết trên hai tác nhân gây bệnh sẽ được thu thập từ các tổ chức kiểm soát và phòng thí nghiệm quốc gia. Các loại khác của các nghiên có thể được bắt đầu dựa trên kết quả của thẩm định tình hình thực hiện trong T2.5, ví dụ như ô nhiễm phân và các khía cạnh an toàn thực phẩm lên việc nuôi cá tra và cá rô phi khi sử dụng phân phân chuồng / phân người, ví dụ như nuôi cá tra ao – cầu tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đào tạo các tổ chức/ đối tác châu Á về phương pháp và phát triển các đề cương thu mẫu cho tới phân tích trong phòng thí nghiệm. Dữ liệu thu được sẽ được sử dụng để đánh giá rủi ro phối hợp chặt chẽ với WP 4. Các đề xuất cho việc phòng chống và kiểm soát các tác nhân gây bệnh đã được nghiên cứu, bao gồm các công việc giảm nhẹ mức độ gây nhiễm trong công đọan sau thu hoạch, sẽ được thông báo đến người dùng cuối cùng thông qua các hội thảo và một bản nghiên cứu chính sách tóm tắt, bao gồm nông dân, nhà chế biến, các nhà bán lẻ và nhập khẩu từ các nước châu Âu cũng như các tổ chức quốc tế liên quan như FAO và WHO.

T.6.3 Tác động khía cạnh an toàn thực phẩm và môi trường của các vi sinh vật kháng thuốc kháng sinh: Sự xuất hiện của nhiều vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc trên toàn thế giới là một mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, các tác nhân gây bệnh ngày càng trở nên kháng thuốc mạnh hơn với thuốc điều trị hiện tại. Sự tiêu thụ thực phẩm có chứa tác nhân gây bệnh có khả năng kháng thuốc con đường chính cho sự lây truyền của các mầm bệnh này đến con người. Ngoài ra, các vi khuẩn không gây bệnh có khả năng kháng thuốc cao tồn tại tự nhiên trong thực phẩm đó là nguồn các gen kháng thuốc có thể được chuyển giao cho các tác nhân gây bệnh trong ruột người.
Vi-sinh vật kháng thuốc thường được tìm thấy nhiều trong thực phẩm sản xuất ở các nước mà việc sử dụng chất kháng khuẩn không được kiểm soát tốt. Kết quả báo cáo về tôm nuôi ở châu Á nhập khẩu vào EU,  cho thấy có sự phát hiện và tạm giữ sản phẩm nhập khẩu có chứa dư lượng kháng sinh (xem 7. 2). Nghiên cứu này sẽ tiến hành đánh giá về sự xuất hiện và tầm ảnh hưởng đến sức khỏe của các vi khuẩn kháng kháng thuốc (quần thể thực vật thông thường) trong cá tra (Việt Nam) và tôm (Bangladesh, Việt Nam) tại thời điểm thu hoạch và khi nhập khẩu vào EU. Các tổ chức của đối tác châu Á sẽ được đào tạo và hướng dẫn bởi UCPH trong việc thực hiện các nghiên cứu này, bao gồm các phương pháp tiêu chuẩn để theo dõi sức đề kháng của vi khuẩn (sự phát tán trong đĩa và các phương pháp MIC).  Dữ liệu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh sẽ được đánh giá bởi sử dụng các dữ liệu thu thập được trong T2.5, T6.1, T7.2.

Hầu hết các trại giống ở châu Á thường xuyên sử dụng các chất khử trùng và kháng sinh để ngăn chặn và kiểm soát bệnh trong quá trình sản xuất tôm/ cá giống.  Dư lượng kháng sinh trong nước, trầm tích và các loại chất thải sau đó thải ra môi trường nước bên ngoài.

UCPH sẽ sử dụng những kinh nghiệm từ các nghiên cứu tương tự (nuôi cá kết hợp gia cầm ở Thái Lan và sự xả chất thải bệnh viện và nhà máy dược phẩm vào hệ thống cống rãnh) để tiến hành nghiên cứu trên hệ thống sản xuất giống của các đối tác Châu Á (Việt Nam). Các tác động môi trường của chất thải kháng sinh trong sản xuất giống sẽ được đánh giá thông qua sự theo dõi quá trình phát triển sự kháng thuốc giữa các phiêu sinh vật nhỏ tự nhiên bị nhiễm kháng sinh bằng phương pháp chuẩn.  Dữ liệu thu được cũng như các từ tài liệu tổng quan sẽ được sử dụng để đánh giá rủi ro (phối hợp với các WP7) về các khía cạnh an toàn thực phẩm và tác động môi trường. Kiến nghị cho việc phòng chống, bao gồm việc sử dụng cẩn thận/thận trọng, và kiểm soát các vi khuẩn kháng kháng sinh trong tôm và cá cũng như giảm tác động môi trường, sẽ được phổ biến đến người tiêu dùng cuối.

T6.4: Nghiên cứu cụ thể của các mối nguy đến sức khỏe nghề nghiệp: phòng chống và kiểm soát các nguy cơ tác hại đến sức khỏe nghề nghiệp của nông dân nuôi trồng thủy sản và công nhân khác có liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ví dụ như công nhân trong các nhà máy chế biến, tất cả các đối tượng này nên được đặt trong họat động nuôi trồng thủy sản bền vững và tiêu chuẩn đạo đức/đạo lý họat động sản xuất.

Các nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp sẽ được thực hiện trên đối tượng nuôi cá tra và nuôi tôm (và các thành viên gia đình của họ) tại Việt Nam và Bangladesh và sẽ dựa trên nhận thức mối nguy hiểm được xác định thông qua các cuộc phỏng vấn cũng như các quan sát của nhân viên y tế địa phương.
Các đối tác châu Á sẽ được đào tạo và hướng dẫn để tiến hành các nghiên cứu này bằng các đề cương chung. Thông tin về sức khỏe và các triệu chứng lâm sàng cũng sẽ được thu thập từ các tổ chức y tế của địa phương/ quốc gia và các tổ chức nông dân, ví dụ như các vấn đề liên quan đến da thông qua tiếp xúc với nước và kháng sinh, bệnh xoắn trùng, tiêu chảy và hô hấp.

Đối với công nhân trong nhà máy chế biến thông tin từ bảng câu hỏi dựa trên các cuộc phỏng vấn của công nhân và các nhà điều hành cũng như nhân viên y tế địa phương sẽ cho phép xác định các mối nguy hiểm chính, ví dụ như nhiễm trùng da (lột vỏ, đóng gói cá / tôm và tiêu chảy).  Kết quả thu được sẽ sử dụng để chuẩn bị các kiến nghị về phòng, chống và kiểm soát các nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp.

Kế hoạch thực hiện:

D6.1 (tháng 12) Báo cáo về mối nguy hiểm đến an toàn thực phẩm và chất gây ô nhiễm của con người.

D6.2 (tháng 28-42) Báo cáo và các bài báo khoa học về mối nguy chính đến an toàn thực phẩm và đánh giá sự tiếp xúc của con người (tháng 28).  Báo cáo và các bài báo khoa học xảy ra và các biện pháp được đề nghị để kiểm soát Salmonella và các ký sinh trùng sán lá có nguồn gốc từ động vật thủy sản (các biện pháp kiểm soát).  Báo cáo đánh giá rủi ro / bài viết (tháng 36), hội thảo/ báo cáo và tóm tắt các chính sách dựa trên nghiên cứu nhằm chuẩn bị/ phổ biến cho người tiêu dung cuối cùng (tháng 42).

D6.3: (tháng 28-42) Báo cáo và các bài báo khoa học về sự xuất hiện và đánh giá về tầm quan trọng của sức khỏe liên quan đến các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong cá tra và tôm (tháng 36); Báo cáo và các bài báo khoa học về tác động môi trường và nguy cơ và đánh giá sự xả thái chứa kháng sinh từ trại sản xuất giống (tháng 36); hội thảo báo cáo và kiến ​​nghị để ngăn chặn, kiểm soát sự phát triển của vấn đề kháng thuốc kháng sinh (tháng 42).

D6.4 (tháng 28) Báo cáo và các bài báo khoa học mô tả mối nguy chính đến sức khỏe nghề nghiệp cho nông dân trong nuôi trồng thủy sản, các thành viên gia đình của họ và công nhân trong các nhà máy chế biến cũng như các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các nguy cơ gây hại đến sức khỏe nghề nghiệp.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247