Nội dung nghiên cứu 5 (WP5): Động thái kinh tế – xã hội

Điều phối: Trung tâm cá Thế giới (WFC)

Mục tiêu:

  1. Đánh giá các cấu hình của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của các sản phẩm thủy sản, và cơ cấu quản lý và nâng cấp khả năng cải thiện. Đánh giá các rào cản, cấu trúc quyền lợi và yêu cầu về chất lượng/ các vấn đề phát sinh cho các đối tượng liên quan ở các cấp độ khác nhau.
  2. Các phân tích về xã hội, môi trường và an toàn thực phẩm / tiêu chuẩn quản lý chất lượng là yêu cầu bắt buộc (hoặc có thể được phát triển trong tương lai gần) trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản và các yếu tố đầu vào trong việc tiến hành EAFI (WP8).
  3. Đóng góp phương hướng tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế – xã hội cho chuyên gia cộng đồng, (mã thực hành) và tiêu chuẩn hóa phương pháp trong dài hạn (họat động LCA trong WP2).

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

Hệ thống chính sẽ được ưu tiên cho các nghiên cứu chi tiết trong kết quả của WP2 và sự cân nhắc khối lượng thương mại hiện tại và tương lai cũng như các vấn đề liên quan tới bền vững. Những phát hiện này sẽ được đánh gía đối với hệ thống còn lại trên các loài / quốc gia. Các nghiên cứu sẽ tập trung vào tác động sinh kế và đánh giá mức độ tổn thương của các đối tượng liên quan khác nhau; truy cập tới các GCV trên các đối tượng sản xuất vừa và nhỏ, hiệu quả kinh tế của họ và tính bền vững của các họat động sản xuất; ưu đãi đối với các thị trường thủy sản châu Âu (bán lẻ), đánh giá lợi thế cạnh tranh / chi phí cơ hội như là một định hướng liên kết thương mại trong khu vực; và ảnh hưởng của sản phẩm / các quá trình tiêu chuẩn trong thương mại.

Các nghiên cứu cụ thể là:

T5.1 Mô tả các GVC của các loài / quốc gia từ điểm sản xuất ở các nước châu Á – bao gồm các kênh trung gian – đến thị trường tiêu thụ chính ở châu Âu. Phân tích các thị trường chính của châu Âu sử dụng phương pháp phỏng vấn với các đối tượng liên quan trong các kênh phân phối quan trọng của chuỗi và các nhóm lợi ích tương ứng của các sản phẩm thủy sản được lựa chọn, dựa trên mẫu của thị trường khu vực châu Âu kết hợp với nhóm người tiêu dùng chính. Đánh giá động thái thị trường ví dụ như sự hình thành và bảo hộ của chế biến, cửa hàng bán buôn và bán lẻ, tập trung và tư bản hóa của ngành công nghiệp tại các điểm nút khác nhau.  Kết quả được đưa vào báo cáo của WP2, SoS và T8.5 (nâng cao nhận thức sơ bộ).

T5.2 Đánh giá LCA / sự kết hợp họat động kinh tế – xã hội: Đánh giá tiềm năng và trở ngại để kết hợp các khía cạnh kinh tế – xã hội vào LCA (WP3).  Kết quả sẽ đóng góp vào cơ sở bằng chứng cho việc hình thành và đề xuất một bộ tiêu chuẩn EAFI cho thủy sản (WP8).

T5.3 Phân tích sinh kế: Xây dựng về các vấn đề sinh kế quan trọng được xác định trong WP2, thiết lập nghiên cứu chi tiết về sinh kế với trọng tâm về các mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của các GVC. Các phương pháp bao gồm phỏng vấn nông hộ, người sản xuất, PRA, thiết kế hệ thống kỹ thuật để đánh giá tác động ở cấp độ vi mô của xu hướng vĩ mô và chiến lược đối phó liên quan. Hiệu quả của sản xuất sẽ được xác định bằng phân tích ranh giới ngẫu nhiên và những phát hiện này sẽ được sử dụng để đánh giá tiềm năng trong việc tăng cường khả năng phục hồi sinh kế của các đối tượng họat động quy mô vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị. Sự nỗ lực được đặt vào để so sánh lợi thế của các nhà sản xuất châu Á và hiệu suất trong tương lai của họ dựa trên một số kịch bản khác nhau (tăng tính toàn cầu hóa, thay đổi giá thực phẩm, biến đổi khí hậu) để xác định tính bền vững của các hoạt động.

T5.4 Phân tích các tổ chức thương mại: xem xét các dữ liệu thứ cấp / điều tra sản xuất để đánh giá sự tác động khác nhau của các thể chế lên đối tượng sản xuất, chế biến, trung gian và các nhà bán lẻ hoạt động ở quy mô kinh tế khác nhau.  Kết hợp phân tích sự chia sẽ lợi ích và lợi nhuận theo các GVC, đánh giá các rủi ro liên quan và rào cản (ẩn) đối với một số loại đối tượng sản xuất và các năng lực sản xuất, xác định các kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào các GVC đã được xác định.

T5.5 Làm rõ lợi ích công cộng và sự công bằng khi thị trường thất bại bởi các yếu tố bên ngoài, cạnh tranh không công bằng, chi phí giao dịch, các khó khăn về đại lý, và quyền sở hữu (tức là sự không cho hưởng/ chuyển nhượng – bao gồm cả tài nguyên đất và nước).  Hoạt động này sẽ có liên kết chặt chẽ với WP10 (thông tin không rỏ ràng là yếu tố cản trở / hỗ trợ gia nhập thị trường).

T5.6 Đánh giá động thái của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, cơ hội và mối đe dọa đến các MSME ở châu Á và châu Âu. Bao gồm: các ảnh hưởng chiều ngang như nhóm các hoạt động sản xuất chế biến là ‘điểm chính’; đánh giá của các mối liên kết chính thức / không chính thức (ví dụ kiến ​​thức & sự đổi mới, kỹ năng lao động, công nghệ, chia sẻ sản xuất và các chuỗi giá trị), giai đoạn phát triển (đang tồn tại, phát sinh, tiềm tàng). Xem xét các đối tác họat động quan trọng trong chuỗi và các nhóm lợi ích tương ứng.

T5.7 Chi phí chuổi sản xuất (LCC) của các hệ thống thủy sản quan trọng. LCC sử dụng cùng một phương pháp luận với LCA (WP3) và cung cấp một quy trình phù hợp cho việc phân tích các yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sản xuất các sản phẩm thủy sản. Công cụ này sẽ kết hợp tất cả chi phí nội bộ và bên ngoài phát sinh trong suốt chu kỳ. Điều này sẽ bổ sung cho các phân tích sinh kế bằng cách chỉ ra các khu vực có thể tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả. Hệ thống kết hợp các phương pháp LCC vào phân tích GVC trong tất cả các nghiên cứu cụ thể.

T5.8 Xác định của kết quả nghiên cứu cho các lĩnh vực còn lại của các loài / quốc gia (Hình 1) và tổng hợp các kết quả chính của các nghiên cứu chuyên sâu khác nhau.

Kế hoạch thực hiện:

D 5.1 (tháng 9) Đánh giá các GVC cho các sản phẩm thủy sản có liên quan và phương pháp LCA / LCC

D 5.2 (9 tháng) Báo cáo tạm thời về phương pháp chung và yêu cầu thu thập dữ liệu cho các nghiên cứu GVC dựa trên sự kết hợp của GVC và LCA / LCC

D 5,3 (tháng 27) Viết báo, phân tích sinh kế, GVC, nghiên cứu thị trường EU

D 5.4 (tháng 30) Tổng hợp báo cáo / viết báo

D 5.5 (tháng 32) Bài báo về sắp xếp thể chế và cải thiện tính công bằng

D 5.6 (tháng 36) Hội thảo về GVC và thể chế được xác định (hợp tác với INFOFISH và Seafood Choices Alliance)

D 5.7 (tháng 48) Thông tin / tóm tắt chính sách trình bày kết quả nghiên cứu chính

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247