Nội dung nghiên cứu 7 (WP7): Nguy cơ gây ô nhiễm

Điều phối: Đại học Wageningen (WU)

Mục tiêu:

  1. Ảnh hưởng của các hóa chất đầu vào (thuốc trừ sâu, kháng sinh, dược phẩm, chất dinh dưỡng, thức ăn, v.v.) được đánh giá tại các thời điểm cuối của các quy trình chuyển đổi: các hệ sinh thái thủy sinh, hướng tới sản xuất và/ hoặc người tiêu dùng.
  2. Kiểm tra các mô hình môi trường (WP4) dựa trên các căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ và chương trình giám sát, đầu vào được cung cấp trên các nghiên cứu khác (WP9) và dữ liệu liên quan.
  3. Công cụ đánh giá nhanh được xây dựng cho các nhà quản lý có tham gia vào quá trình chứng nhận quản lý chất lượng (QC) (WP8).

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T7.1 Đánh giá rủi ro sơ bộ: trong hệ thống có mối quan tâm về 2 dòng ô nhiễm có thể được xác định: 1) dòng thải vào hệ thống nuôi trồng thủy sản từ hệ thống nông nghiệp (ví dụ như thuốc trừ sâu) và từ hệ thống công nghiệp (ví dụ như kim loại nặng) và 2) một dòng thải của chất hóa học được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (dược phẩm, kháng sinh, phụ gia thức ăn, vv) ra khỏi hệ thống. Giới hạn của dữ liệu về định hướng dòng chảy, sự tồn tại/phân hủy và ảnh hưởng của những chất gây ô nhiễm sẽ được thu thập (phối hợp với WP4). Nơi có chất này thải ra sẽ được đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hệ sinh thái bên ngoài, cũng như xác định nguy cơ gây hại đến đối tượng sản xuất và người tiêu dùng. Hợp phần sinh học bị ảnh hưởng (bao gồm cá, tôm) sẽ được xác định, các số liệu độc tính và các vấn đề quan tâm đến sự gây ô nhiễm được thu thập. Trên cơ sở này, một đánh giá rủi ro sơ bộ sẽ được thực hiện thông qua nghiên cứu WP4, với mức ngưỡng sinh thái được tính từ dữ liệu tham khảo độc tính đối với các thử nghiệm tiêu chuẩn (tảo, Daphnia và cá). Nếu rủi ro được thể hiện, sự tồn tại này cao hơn dữ liệu (ví dụ như giá trị độc tính cho các loài thăm dò phi tiêu chuẩn, những thí nghiệm mức độ quần thể hoặc hệ sinh thái bằng cách sử dụng các hệ thống thu nhỏ và trung bình, theo dõi kết quả) sẽ được kiểm tra và nếu có thể được, thì thực hiện đánh giá rủi ro sơ bộ để điều chỉnh rủi ro.

T7.2 Chương trình theo dõi: Cả hai chương trình theo dõi chất hóa học và sinh học sẽ được thực hiện trong các hệ sinh thái thủy sinh ở cấp nông hộ để đánh giá các rủi ro có thể có tại ba thời điểm cuối (của các hệ sinh thái thủy sinh, người sản xuất và người tiêu dùng được). Hoạt động này sẽ được thực hiện bởi WU và UCPH, tập trung vào các chất gây ô nhiễm mà nguy cơ có thể được xác định trong đánh giá rủi ro sơ bộ. Mục tiêu là để đạt được 3 vấn đề sau: (1) để đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm ở cấp trang trại cho các thời điểm hoàn thành các quá trình, (2) để kiểm tra các mô hình môi trường phát triển trong WP4, và (3) xác định các hoạt động nghiên cứu cần thiết dựa vào kết quả của chương trình giám sát, để giảm bớt những rủi ro đã được xác định. Các chương trình giám sát sẽ được thiết kế thông dựa trên tham khảo ý kiến với WP4 và WP6. Việc thu mẫu hóa chất của nước, chất lắng tụ, sản phẩm thủy sản, thức ăn của cá/ tôm sẽ được thực hiện cùng với một đánh giá thành phần sinh học của các cộng đồng sinh học có liên quan (ví dụ như cá, động vật không xương sống kích cở lớn, động vật phù du, thực vật thủy sinh lớn, tảo) của các hệ sinh thái thủy sinh được xác định gặp rủi ro trong các PRA. Phương pháp thống kê đơn biến và đa biến có liên quan sẽ được áp dụng cho các dữ liệu giám sát để đưa ra mối tương quan giữa các nhân tố hóa học và sinh học.
WU  sẽ điều phối tất cả các công trình cùng với trong sự hợp tác chặt chẽ của UCPH, UoS điều phối viên và các đối tác châu Á (SFU, CU, KU và BAU).  UCPH sẽ chịu trách nhiệm dự thảo các nghiên cứu, bao gồm lấy mẫu, xử lý mẫu, và vận chuyển, và phân tích dư lượng kháng sinh và kim loại nặng trong các mẫu môi trường và cá / tôm. Thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn (như ICP-MS để phân tích kim loại nặng) và các phương pháp mới được phát triển (dư lượng kháng sinh và các chất chuyển hóa trong các mẫu) sẽ được sử dụng. Hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương là cần thiết vì họ có kiến ​​thức của nghiên cứu cụ thể và lĩnh vực liên quan, cũng như sử dụng cơ sở hạ tầng của địa phương để thực hiện chương trình giám sát.  Hầu hết các công việc giám sát sẽ được thực hiện bởi các đối tác địa phương, với sự hỗ trợ và hướng dẫn chặt chẽ từ WU và UCPH.

T7.3 Phát triển công cụ đánh giá nhanh cho hệ thống chứng nhận chất lượng. Dựa trên các kết quả của chương trình giám sát và các mối nguy hại đến sức khỏe nghề nghiệp và của người tiêu dùng được xác định trong WP6, công cụ đánh giá nhanh kinh tế-văn hóa, công nghệ phù hợp sẽ được xác định để hỗ trợ cho sự phát triển, thực hiện và đánh giá một chỉ số tổng thể về bộ tiêu chuẩn về vấn đề “đạo lý/ đạo đức thực phẩm thủy sản” (EAFI). EAFI được sử dụng bởi các cơ quan có liên quan trong quá trình chứng nhận quản lý chất lượng để kiểm tra cho dù nông dân có thực hiện theo EAFI hay không (WP8). Công cụ phân tích như các xét nghiệm về chỉ thị sinh học tiếp xúc có thể chỉ ra sự hiện diện của một ô nhiễm không mong muốn, và các hệ thống hỗ trợ quyết định có thể giúp đánh giá ảnh hưởng của việc quản lý sâu bệnh/ dịch bệnh bằng phương pháp khác và những trường hợp của quản lý kém ở nông trại.  Dự kiến sẽ rằng không có kỹ thuật xét nghiệm mới có thể được phát triển, nhưng nhiều chỉ thị sinh học tiếp xúc đã tồn tại (Van den Brink et. al., 2008.). Nếu cần thiết, một hệ thống hỗ trợ quyết định sẽ được phát triển trong hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo rằng việc xử lý của hệ thống và giải thích các kết quả của nó là dễ hiểu cho các đối tượng có liên quan.

Kế hoạch thực hiện:

D7.1 (tháng 12) Báo cáo và bài báo khoa học về kết quả và kết luận của các đánh giá rủi ro sơ bộ cùng với chính sách và nhu cầu nghiên cứu trong tương lai.

D7.2 (tháng 12) Hội thảo với tất cả các đối tác dự án có liên quan (WU, UCPH, UoS, SFU, CU, KU và BAU) để dự thảo chương trình giám sát, bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm.

D7.3 (tháng 24) Hội thảo với NENT (WP8), UCPH (WP6) và UOS (WP9) soạn thảo đề cương của hộp công cụ đánh giá nhanh.

D7.4 (tháng 26) Báo cáo và bài báo khoa học về kết quả và kết luận của chương trình giám sát cùng với chính sách và nhu cầu nghiên cứu trong tương lai.

D7.5 (tháng 36) Cung cấp hộp công cụ đánh giá nhanh cho WP8.

D7.6 (tháng 36) Báo cáo và bài báo khoa học về kết quả và kết luận của sự phát triển hộp công cụ đánh giá nhanh cùng với chính sách và nhu cầu nghiên cứu trong tương lai.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247