Nội dung nghiên cứu 4 (WP4): Các mô hình về môi trường

Điều phối: Đại học Stirling (UoS )

Mục tiêu:

  1. So sánh lượng chất thải vào môi trường trên mỗi đơn vị sản xuất cho đơn vị nuôi các loài nuôi tại các nước trong dự án (bảng .2)
  2. Phát triển mô hình mang tính định lượng về môi trường bền vững cho các hệ thống khác nhau / các quốc gia góp phần việc xây dựng tiêu chuẩn quản lý mang tính đạo đức trong tương lai (bao gồm: so sánh các tiêu chuẩn chất lượng môi trường được phát triển như là một phần của dự án này hoặc từ các tiêu chuẩn ​​quản lý môi trường hiện có).

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T4.1 Xem xét các mô hình môi trường và các chỉ số tương quan: Nghiên cứu này sẽ xem xét các mô hình hiện được sử dụng cho dự đoán của hiện trạng và tác động của nuôi trồng thủy sản lên môi trường trên thế giới (Southall et. al., 2004), và các chỉ số tương quan theo đó nó được so sánh (chủ yếu được phát triển  cho các hình thức thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản, nơi đầu vào / đầu ra thức ăn và hóa chất đã biết, mặc dù một số đã thích ứng cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đông Nam Á – (Ferreira et al, 2006)). Sự phù hợp của các mô hình này cho cho các loài đã nghiên cứu cụ thể tại các nước sẽ được đánh giá. Thêm vào đó, sẽ xem xét và đánh giá tiềm năng cho mô hình của các hệ thống nuôi rộng hơn ví dụ như “sự xác định nhu cầu của con người lên hệ sinh thái của trát đất’ (ecological footprint model) (Jeroen et. al., 1999; Kautsky et al, 1997), nó sẽ cung cung cấp yếu tố đầu vào cho “phân tích chuổi sản xuất” (WP3). Tác động môi trường được xác định có liên quan đến các loài nghiên cứu cụ thể sẽ được xem xét để cho phép phát triển các tiêu chuẩn môi trường và so sánh dự báo như là một phần của chỉ số cho các loài này.

T4.2 Phát triển các mô hình môi trường phù hợp:  Dựa trên kết quả của T4.1, mô hình tiên đoán tương lai  phù hợp và sự phân bố của chất thải chính của nuôi trồng thủy sản sẽ được điều chỉnh hoặc phát triển để sử dụng trong các nghiên cứu các hệ thống nuôi trường hợp. Cụ thể, nó sẽ được sử dụng để đánh giá tác động môi trường của chất thải dinh dưỡng đầu vào và của chất ô nhiễm hóa học (liên kết với WP6) và do đó khả năng tải của môi trường rộng lớn để hỗ trợ phân xuyên suốt quá trình sản xuất cho tới phân hủy (Telfer và Robinson, 2003).  Cuối cùng, nó sẽ được sử dụng để (1) so sánh các hệ thống canh tác khác nhau về tính bền vững của môi trường đối với các yếu tố đầu vào với chỉ số phát triển bền vững chung của chuỗi sản xuất thức ăn và (2) để phát triển các tiêu chuẩn quản lý như là một phần của sản xuất chuỗi thức ăn phụ vụ cho các họat động nghiên cứu WP9.

T4.3 Sự xác định và đưa ra các thông số: Các mô hình mới được phát triển hoặc điều chỉnh, sẽ được thể hiện bằng các thông số và kiểm chứng thực nghiệm cho mỗi hệ thống được. Trong quá trình tham số hóa, các thông số sản xuất ví dụ như tăng trưởng, thức ăn/phân bón đầu vào sẽ được ghi nhận cả năm. Kết quả sẽ được sử dụng cho mô hình chung ban đầu để ước lượng đầu ra của dinh dưỡng và hóa chất từ trong hệ thống thải ra môi trường bên ngòai.  Những điều này và các thành phần mô hình không gian sau đó sẽ được xác định thông qua so sánh trực tiếp giữa mô hình và thực tế phản ứng của các thành phần sinh học và môi trường dưới sự cân nhắc dựa trên các tác động khác nhau. Điều này sẽ dựa trên dữ liệu thực nghiệm thu được trong WP4 (dinh dưỡng) và WP7 (ô nhiễm hóa học) và nghiên cứu theo dõi sinh học về sự ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm trong suốt quá trình của năm. Kết quả của WP7 và 8 sẽ được sử dụng để xác minh và đơn giản hóa mô hình các chất gây ô nhiễm hóa học, để dễ dàng đưa nó vào khuôn khổ chứng nhận cho các hệ thống canh tác nghèo dữ liệu, và giảm chi phí đánh giá. Khi mô hình đầu ra của các chất ô nhiễm hóa học được trình bày (tức là dự đoán nồng độ chính xác hơn), không có xác nhận chính xác được đưa ra, nhưng có khả năng đánh giá mức độ rũi ro tốt hơn.

T 4.4 Kết hợp rộng rãi các yếu tố đầu vào: Sức mạnh dự đoán của mô hình tác động chất thải trong nuôi trồng thủy sản sẽ mắc sai lầm đáng kể nếu không đưa các yếu tố dinh dưỡng và ô nhiễm từ các nguồn từ bên ngoài như sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Điều này sẽ đạt được thông qua mô hình GIS- sử dụng đất và lưu vực, kết hợp các mô hình giải đoán không ảnh phát triển trong T4.2 và T4.3 (Corner et. al., 2006). Nhiệm vụ này sẽ cho phép ước tính bổ sung để được tích hợp vào các mô hình số và /hoặc không gian thông qua việc sử dụng GIS (T4.5).

T4.5 Sự kết hợp và trình bày:  Định lượng và định tính mô hình không gian từ T4.1 T4.4, và WP7 (rủi ro của môi trường từ hóa chất), sẽ được tích hợp trong công cụ GIS với dữ liệu sử dụng đất, và mô hình các khu vực nhạy cảm (chẳng hạn như, chỉ số đa dạng sinh học, tầm quan trọng của khu vực được chọn (Hunter et. al., 2007)).  GIS sẽ được sử dụng để hình thành cơ sở của một hệ thống chỉ tiêu môi trường cho một vùng nó có thể xếp hạng, đánh giá và so sánh các hệ thống sản xuất thông qua việc sử dụng các chỉ số chất lượng môi trường (EQS) nguy cơ tiềm ẩn, và sự biến động. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ được kiểm tra bởi các đối tượng liên quan của WP9 và được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả của nó trong việc đánh giá sự bền vững về môi trường (WP8). Các dữ liệu không gian là một lọai dữ liệu có thể sang các định dạng cơ sở dữ liệu khác (ví dụ WorldFish, FAO trong WP10).  Một lớp đào tạo về ứng dụng mô hình được bao gồm trong WP 12.

Kế hoạch thực hiện:

D4.1 (tháng 12) Báo cáo đánh giá các mô hình môi trường và các chỉ số môi trường có liên quan

D4.2 (tháng 24) Đánh giá mô hình định lượng bằng số và không gian, kết hợp GIS và các mô hình sử dụng đất được phát triển thành chiến lược và lưu trữ trong khối dữ liệu đầy đủ.

D4.3 (tháng 24) Mô hình dự đoán đơn giản được kết hợp thành một công cụ với chỉ số môi trường được kiểm tra bởi các đối tượng liên quan bao gồm các MSME trong WP9.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247