Nội dung nghiên cứu 8 (WP8): Hình thành hệ thống các giá trị đạo đức

Điều phối: Đại học Bergen (UiB)

Mục tiêu

  1. Dựa trên yếu tố đạo đức cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn và người tiêu dùng, những việc có phản ánh đa chiều trong thông tin và có giá trị trong xã hội đương đại.
  2. Quá trình tăng cường phát triển các tiêu chuẩn có sự tham gia của các bên liên quan dựa trên phương pháp thảo luận thực tế đễ đưa ra quy định chung tuân theo xu hướng đảm bảo chất lượng, phù hợp và minh bạch và công bằng.
  3. Công cụ mang tính đạo đức áp dụng để nâng cao nhận thức và xây dựng sự đồng thuận với các bên liên quan như sản xuất, chế biến, bán buôn, nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ, nhà hàng, các tổ chức sản xuất, người tiêu dùng.
  4. Sự hài hòa và các tiêu chuẩn tương đương được đề cập để phát triển cho các tiêu chuẩn hiện có và các hệ thống chứng nhận.
  5. Một tổng thể các chỉ tiêu đạo đức về thực phẩm thủy sản (EAFI) được đưa ra và triển khai thực hiện, trong đó các giá trị liên quan đến chế biến thực phẩm, sản xuất và tiếp thị được minh bạch và đây là kết quả thương thuyết giữa các đối tượng có liên quan.

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T8.1 Các xem xét quan trọng về các tiêu chuẩn đạo đức hiện hành trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực và các nhà phân phối bao gồm tiêu chuẩn: nhãn hiệu sinh thái, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, phúc lợi/quyền của động vật, thương mại công bằng, sản phẩm hữu cơ và bán lẻ nội bộ. Các xem xét quan trọng sẽ bao gồm các hướng dẫn rõ ràng (ví dụ: hướng dẫn ghi nhãn sinh thái, chịu trách nhiệm khai thác và nuôi trồng thủy sản (FAO 2000), FAO Codex Alimentarius (WP2), FAO / NACA: các hệ thống chứng nhận nuôi trồng thủy sản), các tiêu chuẩn công nghiệp và khuôn khổ các nguyên tác, pháp lý (ví dụ: tiêu chuẩn ISO 9000, 14000, 22000), các tiêu chuẩn chính mang tính tự nguyện riêng biệt và hệ thống chứng nhận (ví dụ: Global GAP, Global Aquaculture Alliance (GAA), IFOAM, chứng nhận MSC và WWF tiêu chuẩn phối hợp đối thoại nuôi trồng thủy sản). Các hệ thống sau đó được phân loại dựa theo đánh giá phù hợp của 1, 2 hoặc bên thứ 3), nó sẽ được đánh giá tổng thể và đo lường tính các vấn đề đạo đức trong nuôi trồng thủy sản.
Bài học từ các lĩnh vực liên quan đến các yếu tố đạo đức nổi bật sẽ được đưa vào các tiêu chuẩn đạo đức để được xem xét. Dựa trên các bằng chứng phù hợp, các mức độ và cơ chế có khả năng đo lường và giảm nhẹ, và điều chỉnh các tác động mới xuất hiện cũng sẽ được xác định. Công việc này chủ yếu dựa trên tài liệu được công bố, bao gồm các cuộc thảo luận khoa học, trên các tạp chí khoa học và các cuộc phỏng vấn quan trọng.

T8.2 Xác định chi phí, lợi ích và rủi ro trong bối cảnh cuộc sống (T5.2) liên kết với việc tuân thủ các tiêu chuẩn tự nguyện và bắt buộc (WP8) cho các đối tượng thụ hưởng khác nhau (xác định trong nhiệm vụ T 2.3 và T8.5).  Số liệu thứ cấp, trong các cuộc phỏng vấn quan trọng và các cuộc điều tra các phân khúc đối tượng tiêu dùng cuối cùng, phân tích các yếu tố kinh tế định tính và định lượng cho các tiêu chuẩn hiện tại và tương lai (phân tích kịch bản).  Rút ra kết luận cho tính bền vững môi trường, xã hội và kinh tế.

T8.3 Đánh giá sự tương tác giữa các chương trình chứng nhận đạo đức tự nguyện và bắt buộc. Tại một số nước châu Á được chọn, đánh giá sự tương tác và các trùng lặp giữa các chương trình chứng nhận đạo đức tự nguyện và bắt buộc (xây dựng trên T2.2) có thể áp dụng trong nuôi trồng thủy sản. Xác định cơ chế hài hoà / tiêu chuẩn tương đương cho các chương trình tự nguyện và bắt buộc với mục đích giảm chi phí sản xuất mà chương trình này có ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ tổng thể (T5.4).

T8.4 Đánh giá cơ cấu quản trị của chương trình chứng nhận hiện có: Phân tích quản lý nhà nước / bối cảnh thể chế và cấp độ các đối tượng thụ hưởng bao gồm các quá trình phát triển tiêu chuẩn (bao gồm các hướng dẫn quốc tế cho việc thiết lập tiêu chuẩn như ISEAL, FAO, NACA, ISO). Đánh giá cơ chế ảnh hưởng đến cơ cấu quản trị, ví dụ như để cải thiện quá trình thảo luận như về nhận thức, truyền thông và minh bạch (WP10).

T.8.5 Nâng cao nhận thức sơ bộ giữa các thành viên dự án về vai trò và chức năng của những cân nhắc về đạo đức/đạo lý trong dự án. Mục đích của công việc này là để đảm bảo rằng dữ liệu nhạy cảm về mặt đạo lý/đạo đức và chất lượng sẽ được kết hợp trong các nội dung nghiên cứu khác (WP) ở giai đoạn đầu.
Ranh giới của hệ thống, đại diện cho những vấn đề không rõ ràng/chắc chắn (T2.7), các loại chi phí phát sinh và rủi ro (T5.7), v.v., ví dụ: các khu vực cốt yếu đối với bất kỳ sự đánh giá về đạo đức, nhưng thường bị xem xét trong phạm vi quá hẹp bằng tiêu chuẩn luận chứng khoa học. Nhiệm vụ này được bắt đầu bằng một cuộc hội thảo trong cuộc họp sơ bộ chung (WP2).

T8.6 Xem xét các điều tra có liên quan về: nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu, hiểu biết và tương lai của thực phẩm hiện có và mới xuất hiện cũng như các tiêu chuẩn thủy sản. Sự xuất hiện của “chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đã mang lại các đòi hỏi có lợi của người tiêu dùng với nhiều ưu đãi và các giá trị khác. Tương tự, các loại hoang mang/lo sợ về thực phẩm khác nhau đã có các tác động khác biệt ở các nước với các nền văn hóa – chính trị – xã hội khác nhau. Xem xét các kết quả khảo sát hiện đại / tham khảo ý kiến ​​với các cơ quan đại diện (Hiệp hội người tiêu dùng châu Âu (BEUC), Hiệp hội An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA)) sẽ đảm bảo rằng các giá trị và nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu được thể hiện đầy đủ với khung định hướng cơ bản mang tính đạo đức/nhân văn. Tùy thuộc vào đánh giá khảo sát hiện có, các nhóm riêng có thể được sử dụng để tìm ra những thiếu hụt nhận thức của người tiêu dùng cũng như nêu ra những thiếu hụt này.  Phản hồi cho các MSME châu Á, và cấp giấy chứng nhận với đối thoại đa bên có liên quan của WWF sẽ được cung cấp (WP9).

T8.7 Xem xét các nguyên lý có liên quan đế đạo đức và sự thích nghi của công cụ ra quyết định có tính đạo đức/ đạo lý kết hợp với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên. T8.3 Nghiên cứu về thực hành mang tính đạo đức/nhân văn, một phiên bản ban đầu của các nguyên lý đạo đức và đặc điểm kỹ thuật rõ ràng và khác biệt dành cho người tiêu dùng châu Âu sẽ được thiết lập.  Điều này sẽ được thực hiện ở T8.6 và hoàn thành trong khối công việc này.  Một bản hướng dẫn sử dụng cơ bản sẽ được biên sọan với giải thích nội dung và những nguyên tắc này.

T8.8 Xác định và mô tả của các đối tượng thụ hưởng có liên quan (thứ cấp và sơ cấp) liên kết với các loài / hệ thống quốc gia. Nó sẽ được thực hiện với mục đích đưa vào các công cụ đạo đức có sự tham gia của các đối tượng liên quan. Nhiệm vụ này trùng hợp với việc phân tích các bên liên quan của WP2 (T2.4), nhưng sẽ cụ thể hơn: a) nhóm các bên liên quan có cùng giá trị, quan điểm, b) nhóm các bên liên quan là các đối tượng  phụ nhưng có khả năng bị tác động mạnh (ví dụ như sinh vật). Một thách thức cụ thể sẽ là sự kết hợp đầy đủ các quan điểm các bên liên quan từ các nước sản xuất với quan điểm của người tiêu dùng từ các nước tiêu thụ.  Để đạt được mục đích này thì  một gói thông tin tóm tắt của các bên liên quan sẽ được biên sọan.

T8.9 Sự thực hiện các công cụ đạo đức có sự tham gia của các đối tượng liên quan kết hợp tư vấn chuyên môn và công luận.  Cách tiếp cận ma trận đạo đức (EMA – phát triển bởi Mepham năm 1996, tiếp tục được mở rộng bởi Kaiser & Forsberg 2000) sẽ được sử dụng để tạo ra các quy trình có sự tham gia của cộng đồng ở các quốc gia dự án. Ban hội thẩm gồm các chuyên gia khác nhau và công chúng sẽ tìm ra một đánh giá toàn diện về tính đạo đức của thương mại trong các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản giữa châu Á và châu Âu. Những hiểu biết cụ thể từ các khối công việc khác (WP), ví dụ như liên quan đến kịch bản từ LCA và các xác định tính bền vững khác, sẽ đưa ra quá trình và nhập vào ma trận kết quả. Nhóm nghiên cứu dự án sẽ chuẩn bị các cuộc họp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuyết giảng, và làm việc như 1 ban thư ký cho việc đánh giá cuối cùng và được coi là một quyết định cho kết quả cuối cùng của mỗi nhóm/mục tiêu nghiên cứu.  Tất cả các kết quả của các nghiên cứu cụ thể có sự tham gia của các đối tượng liên quan sẽ được công bố trên các trang tin điện tử của dự án (WP1).

T8.10 Xây dựng trên T8.9 tổng hợp kết quả từ cá nghiên cứu WP 3, 4, 5, 6, 7, 10 và với các đối tác khác tham gia phát triển các khái niệm và thực hiện của một EAFI.  Điều này sẽ tạo ra một cơ hội để nhằm phát triển toàn diện hơn với quan điểm dựa trên bằng chứng cho câu hỏi nghiên cứu cơ bản, những gì tạo nên thương mại công bằng và bền vững ?  Tác động của khâu bảo quản sản phẩm, sự phụ thuộc kinh tế – xã hội (đặc biệt là của các đối tượng trong chuỗi giá trị nhỏ hơn) và sự hiểu biết của người tiêu dùng là những yếu tố quan trọng trong việc bàn cải/thảo luận các tiêu chuẩn, nguyên tắc và chương trình chứng nhận hiện tại cho các sản phẩm thủy sản, với nhiều lưu tâm đến việc đánh giá sự bền vững của quản lý tài nguyên dựa trên yếu tố sinh học.

T8.11 Kết quả của việc triển khai các công cụ đạo đức/đạo lý có sự tham gia các đối tượng liên quan / EAFI sẽ được thực hiện, xem xét và tóm tắt các chính sách liên quan.
Để đạt được điều đó, một cuộc khảo sát về đạo đức Delphi sẽ được thực hiện giữa các thành viên dự án (có thể mở rộng các đối tượng người khác). Nhiệm vụ này sẽ được tìm ra các yếu tố được quan tâm chung và phân tích tác động chính sách liên quan (nêu ra ở WP11). Trên cơ sở của sự đồng thuận được tìm ra dựa vào các quyết định của các chính sách hợp lý và các nguyên tắc được đề xuất bao gồm cả pháp luật mềm, những nỗ lực để đảm bảo thương mại có tính đạo đức/nhân văn có thể chấp nhận được trong nuôi trồng thủy sản.

T8.12 Xem xét bộ EAFI so với các tiêu chuẩn chứng nhận hiện có, đánh giá các chi phí thực và lợi ích của việc tuân thủ thông qua khảo sát thực tế.

Kế hoạch thực hiện:

D8.1 (tháng 10) Tổng quan báo cáo về hiện trạng khuôn khổ đạo đức cho nuôi trồng thủy sản sản phẩm.

D8.2 (tháng 12) Báo cáo xem xét lại các chương trình chứng nhận hiện có áp dụng cho nuôi trồng thủy, bao gồm các cơ cấu quản lý và đánh giá tiềm năng của sự thay đổi (bao gồm các cơ hội cho sự hài hòa và các tiêu chuẩn tương đương).

D8.3 (tháng 10) Báo cáo hội thảo

D8.4 (tháng 24) Báo cáo xem xét các chương trình chứng nhận đạo đức bắt buộc ở các nước thí điểm và đánh giá sự trùng lặp giữa các chương trình chứng nhận tự nguyện.

D8.5 (tháng 18) Báo cáo về khảo sát quan điểm của người tiêu dùng và các giá trị cơ bản.

D8.6 (tháng 18) Hướng dẫn về các nguyên tắc đạo đức cho các sản phẩm thủy sản nuôi.

D8.7 (tháng 24) Thông tin gói công việc dựa vào các đối tác thụ hưởng có liên quan.

D8.8 (tháng 24) Báo cáo về chi phí và lợi ích của chương trình chứng nhận tự nguyện áp dụng cho các nhà sản xuất châu Á.

D8.9 (tháng 36) Báo cáo hội thảo công cụ đạo đức có sự tham gia của các đối tượng liên quan.

D8.10 (tháng 42) Kiến nghị chính sách Delphi / tóm tắt về thương mại đạo đức.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247