Nội dung nghiên cứu 3 (WP3): Phân tích chuỗi sản xuất

Điều phối: Viện Khoa học Môi trường (CML, Leiden University) và Đại học Kasetsart (KU)

Mục tiêu:

  1. Tất cả các đối tác dự án được tập huấn các nguyên tắc cơ bản của LCA và chuyển giao chuyên môn/ kinh nghiệm thực tế về LCA, từ EU cho đối tác châu Á.
  2. Phương pháp LCA được phát triển cho hệ thống nuôi trồng thủy sản, tức là hướng dẫn hoạt động LCA nghiên cứu trên nuôi trồng thủy sản.
  3. Sử dụng kết quả LCA để so sánh hiệu suất môi trường của sản phẩm và dịch vụ liên quan đến các hệ thống sản xuất cá và giáp xác tại châu Á với hệ thống nuôi một số loài cá nước ấm ở châu Âu.  Cung cấp các hướng dẫn về sự thay đổi khác nhau từ mức có hại hoặc tác động nặng nề.

Mô tả công việc và chức năng của các bên tham gia:

T3.1 Đào tạo kỹ thuật đánh giá vòng đời sản xuất (LCA): một định hướng LCA sẽ được cung cấp bởi các chuyên gia từ Đại học Leiden và Đại học Kasetsart, Thái Lan.  Đào tạo này nhằm mục đích cung cấp thông tin cơ bản của LCA cho các đối tác dự án.  Hội thảo kỹ thuật bao gồm các nguyên tắc, phương pháp thu thập kiểm kê, đánh giá tác động, các nghiên cứu cụ thể và các bài thực hành.  Một chủ đề khác của việc đào tạo là tập trung vào tiêu chuẩn hóa phương pháp thu thập dữ liệu và các định dạng.

T3.2 Sự phát triển của phương pháp LCA trú trọng lên hệ thống sản xuất cá và giáp xác: nghiên cứu LCA của hệ thống sản xuất thủy sản sẽ được kiểm định.  Những khó khăn của phương pháp sẽ được đánh giá và phản hồi trong quá trình xây dựng, ví dụ, công việc của Pelletier et. al., (2007) và Ayer et. al., (2007). Thay đổi phương pháp LCA hiện tại có thể dựa trên các loại tác động cụ thể. Chúng tôi sẽ điều chỉnh và áp dụng “hybrid LCA”, kết hợp các yếu tố của dựa trên quá trình LCA (Guinée et. al., 2002.) và IO-LCA (Tukker et. al., 2006.). LCA (nguồn gốc và kết quả) sẽ được đánh giá và đưa phương thức nuôi trồng thủy sản phù hợp nhất sẽ do hệ thống này xác định. Hợp đồng phụ từ Đại học Kasetsart, Thái Lan, đối tác có kinh nghiệm về LCA sản phẩm đông lạnh của tôm sú nuôi (hệ thống ao thâm canh, Thái Lan), IQF tôm thẻ chân trắng đông lạnh (ao thâm canh, Thái Lan), cá chép và cá rô phi (nuôi lồng, Indonesia), nuôi ghép tôm, cua, milkfish và cá rô phi (hệ thống ao quảng canh, Philipines), vược và cá viền biển (hữu cơ, phi-hữu cơ tại Pháp) (Mungkung, 2005; Mungkung et. al., 2006; Mungkung et. al., 2007; Mungkung & Gheewala, 2007).

T3.3 Kiểm kê vòng sản xuất (LCI): Dựa trên các kết quả của WP2, đặc biệt là T2.4, T2.6, phạm vi của hệ thống sẽ được xác định và sơ đồ của thống sản xuất cá và giáp xác ở châu Á sẽ được trình bày (tốt nhất là tập trung vào một lọai hình sản xuất/ mỗi quốc gia).
Tất cả các dòng năng lượng, vật chất và môi trường trong giới hạn của hệ thống sẽ được xác định đơn vị cho mỗi quá trình liên quan tới trường hợp nghiên cứu (/ khai thác chế biến nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, tiếp thị, sử dụng, tái sử dụng chế biến sản phẩm và tái chế và xử lý chất thải) thông qua thu thập dữ liệu với sự giúp đỡ của các đối tác dự án và đồng phụ. Tại châu Á, số liệu cơ bản có thể sẽ thiếu, họ có thể lấy từ cơ sở dữ liệu châu Âu và hoặc nguồn số liệu khác. Sự tính toán phân bổ sẽ được thực hiện và giải thích, kết quả kiểm kê tính toán và báo cáo.

T3.4: Đánh giá tác động chuỗi sản xuất (LCIA): Kết quả kiểm kê sẽ được tính ra sự đóng góp và điểm số trên mỗi tập hợp được xác định trước đó, các loại tác động có thể bao gồm kết quả bổ sung (định tính / định lượng) cho các loại tác động cụ thể trong hệ thống nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp đánh giá tác động sẽ được áp dụng. Ví dụ về các loại tác động mà các chỉ số thực hành tốt nhất sẽ được áp dụng bao gồm như thay đổi khí hậu, ảnh hưởng sức khỏe con người, hiện tượng phú dưỡng, mưa axit, suy giảm tầng ôzôn, sự hình thành chất oxy hóa – quang hóa, suy thoái nguồn tài nguyên vô cơ, tác động của sử dụng đất, vv. Việc này rất có khả năng đối với một số hóa chất được xác định trong phân tích hệ thống nuôi trồng thủy sản, không có yếu tố đặc tính tồn tại. Nếu có thể, khi dữ liệu sẵn có và thời gian cho phép các yếu tố đặc tính mới cho các hóa chất này được xem xét.

T3.5: Trình bày/ giải thích: Kết quả LCA của nghiên cứu của trường hợp cụ thể sẽ được sử dụng như đầu vào các cuộc đối thoại nhiều đối tượng liên quan được tổ chức bởi WWF cùng với kết quả từ các WP khác. Các kết quả LCA sẽ được sử dụng chủ yếu để xác định các cải tiến và so sánh các hệ thống.
Phân tích những đóng góp chủ yếu, độ nhạy và phân tích yếu tố không chắc chắn, xếp hạng mức độ quan trọng của các bước trong các vòng sản xuất (phân tích sự ưu thế) để cải thiện sản phẩm / quy trình sản xuất cho họat động nghiên cứu.  Kết quả sẽ được sử dụng để xác định điểm bắt đầu cho các lựa chọn cải thiện, và dựa vào đó: một số cải tiến sẽ được tính toán trong một LCA mới (kịch bản).  Kết luận sẽ được soạn thảo trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cụ thể.

T3.6: Sự kết hợp và đánh giá nội bộ: Một đánh giá dự án nội bộ các kết quả nghiên cứu sẽ được tiến hành theo hướng dẫn ISO 14040 và 14044.  Trong số những kết quả của WP3 sẽ đóng góp thông tin cho T5.7 (LCC), T6.1 và cơ sở thông tin cho bộ tiêu chuẩn (bao gồm cả xã hội, vấn đề môi trường và sức khỏe) thực phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn thương mại (EAFI) sẽ được phát triển trong WP11, đặc biệt T11 .1.  Để cho phép cải tiến và lặp lại, kết quả dự thảo sẽ được gửi để xem xét bởi các đối tác dự án và trước khi kết quả cuối cùng được đưa ra.

Kế hoạch thực hiện:

D3.1 (tháng 12) Báo cáo phương pháp luận LCA, thích nghi và mở rộng khi cần thiết để phân tích các hệ thống nuôi trồng thủy sản.

D3.2 (tháng 24) Dự thảo báo cáo kiểm kê các nghiên cứu trong các trường hợp cụ thể của các hệ thống nuôi trồng thủy sản được nghiên cứu.

D3.3 (tháng 36) Dự thảo cuối cùng LCA của trường hợp cụ thể của các hệ thống nuôi trồng thủy sản được nghiên cứu.

D3.4 (tháng 48) Báo cáo hoàn chỉnh các nghiên cứu đã được thực hiện trên các hệ thống nuôi trồng thủy sản cụ thể.

©2012 Dự án Nuôi trồng Thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại
Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II - Đường 3/2 - P. Xuân Khánh - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84-292) 3834307 - Fax: (+84-292) 3830323 - 3830247